Muôn kiểu chống gian lận “bá đạo” nhất thế giới

Sử dụng loại mũ đặc biệt, lắp đặt các thiết bị công nghệ cao, thậm chí rà soát trước khi vào phòng thi hay cắt hệ thống Internet đang là những biện pháp chống gian lận hữu hiệu khắp thế giới.

Kỳ thi THPT quốc gia hai trong một vừa diễn ra có đến hơn 700 thí sinh vi phạm quy chế thi bị xử lý và một vụ việc làm dậy sống dư luận xã hội, đó là đã có thí sinh dùng thiết bị công nghệ cao để nhờ người bên ngoài đọc bài giải, vụ việc đã bị bắt quả tang ngay tại phòng thi và đang chờ công an tiến hành điều tra. Đây chỉ là một trong số các trường hợp “không may mắn” mà thôi, vì thực tế còn rất nhiều vụ việc gian lận trong thi cử “thoát lưới”. Vậy phải làm gì để có một kỳ thi an toàn, nghiêm túc? Cùng tham khảo các cách làm của một số nước nhé, biết đâu hiệu quả.

Nhiều thủ thuật tinh vi gian lận trong thi cử.

Sử dụng loại mũ đặc biệt

Đội mũ đặc biệt khi thi cử để tránh nhìn ngang, ngó dọc.

Năm 2013, tạp chí Telegraph đăng tải bài báo nói rằng trường Đại học Kasetart Bangkok, Thái Lan yêu cầu sinh viên của mình đội những chiếc “mũ bảo hiểm chống gian lận” làm bằng bìa các tông hết sức thô sơ trong các kỳ thi giữa và cuối kỳ. Ban đầu bức ảnh được đăng trên Facebook của trường nhưng đã được gỡ bỏ vì gây ra nhiều tranh cãi.

Đáp lại sự tranh cãi của mọi người, Ban giám hiệu nhà trường cho biết, đây là biện pháp do các em học sinh và giáo viên cùng nhau đề ra để chống gian lận trong thi cử và không học sinh nào cảm thấy không vừa lòng hay bị “sỉ nhục” vì chuyện này. Nhà trường trả lời với giới truyền thông rằng:”Tất cả các học sinh đều cảm thấy rất thú vị khi áp dụng thử phương pháp chống gian lận thi cử mới lạ này.”

Có lẽ vì vậy mà hình thức thi này bắt đầu được “học hỏi” bởi các trường học khác ở Thái Lan với nhiều “phiên bản biến tấu” của chiếc hộp bìa các tông.

Chiếc mũ với hai tờ giấy A4 được gắn ở 02 bên trên một chiếc vòng tròn bằng giấy và đeo lên đầu

Phiên bản của chiếc hộp bìa các tông.

Thực hiện kỳ thi giữa sân trường

Làm bài thi giữa sân trường.

Với hàng loạt cách gian lận tinh vi trong thi cử của học sinh. Ngày 11/4 vừa qua, hơn 1.700 học sinh một trường trung học thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã phải ngồi dưới sân trường nắng nóng để làm bài kiểm tra để chống lại việc gian lận trong thi cử.

Hình thức thi cử khắc nghiệt trước nắng nóng.

Khá nhiều trường ở Trung Quốc đã áp dụng hình thức thi cử lạ đời này. Chẳng hạn như trong một kỳ thi của trường Cao đẳng Shaanxi Sanhe, hơn 3.800 thí sinh cũng phải ngồi giữa sân trường làm bài thi dưới sự giám sát của 80 giám thị ngồi trên thang, sử dụng ống nhòm hoặc máy ảnh có độ phân giải cực nét.

Ngoài các trường học ở Trung Quốc, một số nước trên thế giới cũng áp dụng hình thức thi cử đặc biệt này.

Kỳ thi cuối năm ở một trường thuộc làng Sagarkhel, tỉnh miền núi Wardak, Afghanistan.

Các học viên của trường Huấn luyện Quân sự tham gia kỳ thi ngoài trời ở thành phố Allahabad, Ấn Độ.

Dùng camera giám sát và máy rà soát trước khi vào phòng thi

Sử dụng camera để giám sát hoạt động trong phòng thi.

Kiểm tra thí sinh trước khi vào phòng thi.

Tuy nhiên, áp dụng phương pháp chống gian lận “cao cấp” nhất phải kể đến Gaokao – kỳ thi tuyển sinh Đại học Quốc gia Trung Quốc, một trong những kỳ thi được xem là áp lực nhất thế giới.

Cứ vào tháng 06 hằng năm, khoảng hơn 10 triệu học sinh Trung Quốc sẽ chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh Đại học Quốc gia Trung Quốc. Sau khi kết thúc kỳ thi, chỉ có khoảng 60% học sinh được nhận vào trường Đại học Quốc gia.

Với hàng loạt thiết bị hiện đại này thì không biết thí sinh có gian lận được không nhỉ?

Rất nhiều học sinh đã chuẩn bị sẵn mọi hình thức gian lận cho kỳ thi quan trọng nhất đời mình, vì vậy, Chính phủ Trung Quốc đã không ngần ngại khi lắp đặt một hệ thống máy quay giám sát chuyên nghiệp và máy dò sóng thiết bị điện tử để ngăn chặn việc liên lạc ra bên ngoài của các học sinh bằng tai nghe không dây hay radio hai chiều.

Hình ảnh phòng thi qua camera.

Cắt hệ thống internet tạm thời

Kỳ thi vào lớp 06 được xem như là tiêu chuẩn giáo dục, mang tính chất quyết định ở đất nước Irag. Nếu học sinh “rớt đài”, sẽ phải nói lời tạm biệt với con đường học hành. Chính vì vậy hệ thống Internet tại nước này đã bị cắt tạm thời trong khoảng từ 5h-8h sáng theo giờ địa phương (trùng với thời điểm diễn ra kỳ thi).

Hành động của chính phủ Iraq được xem là động thái mạnh mẽ nhất từ trước đến nay để chống lại nạn gian lận trong thi cử. So với việc sử dụng công nghệ cao để chống gian lận, rõ ràng hành động của Iraq là hiệu quả triệt để và “đáng sợ” hơn nhiều.

Có nên thực hiện kiểu gác thi như thế này luôn không?

Mặc dù các hình thức chống gian lận trong thi cử trên đây có vẻ kỳ quái nhưng không phải là không có tác dụng. Bạn thấy hình thức nào là có vẻ được nhất?

Theo Trí Thức Trẻ

Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét