Tròn xoe mắt trước “mây lửa” lượn sóng có một không hai

Mới đây, trên bầu trời nước Mỹ xuất hiện những đám mây kiểu lượn sóng hiếm gặp. Rất nhiều hình ảnh sau đó được ghi lại và đăng tải lên mạng xã hội, kèm theo bình luận thích thú.

Hiện tượng cực hiếm vừa được ghi lại. (Ảnh: Breckenridge Resort)

Theo CBS Denver, những đám mây lượn sóng được người ta ghi nhận trên bầu trời Colorado, Mỹ. Từ hình ảnh có được cho thấy, chúng tựa như lát cắt ngang của cơn sóng biển, trên ngọn có màu vàng cam, kích thước lớn nhỏ khác nhau đang cuồn cuộn trôi tạo thành khung cảnh hùng vĩ.

(Ảnh: Internet)

Ngay sau đó, các nhà khoa học đã lên tiếng về sự việc này. Thực chất, đây là một hiện tượng gọi là “sóng Kelvin – Helmholtz”, được hình thành khi hai lớp không khí va chạm vào nhau. Điểm đặc biệt là nó có thể xuất hiện trên bầu trời, dưới nước, thậm chí là trên bầu khí quyển của các hành tinh khác.

(Ảnh: Internet)

“Đây là hiện tượng xảy ra khi một tầng ‘lỏng’ chuyển động nhanh, trượt lên phía trên tầng khác có độ dày lớn và chuyển động chậm hơn. Như với hiện tượng mây này, tầng khí quyển thấp (gần chúng ta nhất) có độ ổn định hơn và dày hơn tầng phía trên, nhất là khi sáng sớm do ở điều kiện đó, nhiệt độ mặt đất chưa cao.

(Ảnh: Internet)

Khi gió xuyên qua các tầng khí, sóng Kelvin-Helmhotlz sẽ hình thành và gây mất ổn định phần trên cùng của tầng đáy. Đồng thời, nó sẽ “nhồi” thêm không khí vào các tầng dao động và lúc này, tầng khí ổn định bị nâng lên, lạnh đi và đặc lại.

Khi đến giới hạn nhất định nào đó về độ lớn, toàn bộ quá trình này sẽ chuyển hóa thành thứ mà chúng ta đang thấy trên bầu trời. Tất nhiên, nó diễn ra khá nhanh, chỉ khoảng vài phút”, Chris Spears – một nhà khí tượng học – giải thích với CBS Denver.

Sóng mây xảy ra ở Alabama. (Ảnh: Danny Ratclife)

“Sóng mây” xuất hiện trên sao Thổ. (Ảnh: NASA)

Trước đó, hiện tượng này cũng đã được ghi nhận ở khá nhiều nơi. Nổi bật nhất là vào năm 2011, tại Alabama, Mỹ đã xuất hiện “sóng mây” kì lạ. Người dân khi đó đã khá hoảng loạn và tưởng như ngày tận thế sắp diễn ra.

Theo SKCĐ

Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét