Thiếu nữ Kenia đau đớn khi phải cắt bỏ bộ phận sinh dục của mình


Những bức ảnh ghi lại sự đau đớn của những thiếu nữ Kenia khi phải cắt bỏ bộ phận sinh dục của mình

041f9555e2503c3a27c7d16bb89131a3

Bức ảnh ghi lại sự đau đớn mà các cô gái phải chịu khi thực hiện nghi thức cắt bỏ bộ phận sinh dục

Mặc dù đã bị nghiêm cấm từ ba năm trước nhưng hiện nay, ở rất nhiều nơi trên đất nước Kenia vẫn còn lưu hành nghi thức bắt phụ nữ cắt bỏ bộ phận sinh dục của mình. Nhiếp ảnh giaSheffield · Mc Duola thuộc  hãng thông tấn Reuters, Anh đã ghi lại toàn bộ những hình ảnh về quá trình thực hiện nghi thức của bốn thiếu nữ người bản địa. Nơi diễn ra nghi lễ là một ngôi làng có tên gọi Pokot, cách thành phố nhỏ Marigat khoảng 80 km.

2649c2c4b15c216b0e6a03df845ef730

Nghi thức của bộ lạc

Truyền thống cắt bỏ bộ phận sinh dục của các cô gái được người bản địa coi là một nghi thức bắt buộc để một thiếu nữ trở thành một phụ nữ, cũng là nghi thức mà tất cả các cô gái phải trải qua trước khi về nhà chồng. Trên thực tế, theo thống kê của Liên Hợp Quốc, tại Kenia có tới hơn ¼ phụ nữ phải chịu đựng nghi thức cắt bỏ bộ phận sinh dục này.

cdca5e524f81983ab1c254a9839f840f

Lễ trưởng thành của các bé gái

Cha của một cô gái tham gia vào nghi thức này cho biết: “Đây là truyền thống, mãi mãi không thể từ bỏ.” Ông còn nói thêm: “Trước khi lấy chồng, các cô gái bắt buộc phải cắt bỏ bộ phận sinh dục của mình. Đây là con đường mà các cô gái bắt buộc phải đi nếu muốn trở thành một phụ nữ.”

cfd757ea5ce7bc0a56b1b0b9653e2478

Thấp thỏm không yên

Những thiếu nữ tham gia nghi thức này được khoác một chiếc áo choàng sặc sỡ, sau đó ngồi chờ xung quanh đống lửa trước ngôi nhà cỏ, còn những phụ nữ trưởng thành thì đứng bên cạnh múa hát, dường như để cổ vũ cho những cô gái nhỏ bé.

b675b3a4462ac1d54beec9c020b34ddb

Quỵ ngã

Một người phụ nữ bị ngã sau khi uống rượu say.

4f83f3f5eb5916e8401d47e87855f9b3

Tàn nhẫn

Các thiếu nữ sẽ bị cắt âm vật và một phần môi âm đạo, sau đó các vết thương sẽ được khâu lại. Mục đích của việc làm này là giảm bớt khoái cảm và ham muốn tình dục của phụ nữ.

dc3b26d7aca989728ba728c3523f822b

Người thực hiện nghi thức

Người thực hiện nghi thức có thể sử dụng bất kỳ dụng cụ nào mà họ tìm thấy – dao, kéo, thậm chí là một mảnh thủy tinh vỡ.

4f10e89447b9aa913fc090802bffb380

29 quốc gia, 125 triệu cô gái

Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), rất nhiều khu vực ở Châu Phi và Trung Đông đều tồn tại tập tục này, trong 29 quốc gia có tới hơn 125 triệu cô gái là nạn nhân của nghi lễ tàn khốc này.

09cceee6281b274390e3fdb585b0c8cd

Sự ngu muội

Tại những bộ lạc này, nghi lễ cắt bỏ bộ phận sinh dục vẫn được lưu truyền rộng rãi. Mẹ của các cô gái đều cho rằng nghi lễ này sẽ giúp con họ trở nên mạnh mẽ hơn.

9c823def23e4808eec5347b5b638ed6f

Thái độ của người mẹ

Một người phụ nữ có con vừa trải qua nghi lễ cắt bỏ bộ phận sinh dục cho biết: sự đau đớn sẽ tạo ra sức mạnh, vì các cô gái đã chứng minh mình có thể trải qua nỗi đau này.

8e47747d51d106a2a62b92aab1e0b0c5

Pháp luật nghiêm cấm

Theo pháp luật Kenia, trong quá trình diễn ra nghi lễ, nếu có bất kỳ cô gái nào bị chết thì người thực hiện nghi lễ sẽ bị xử tù chung thân. Cắt bỏ bộ phận sinh dục không chỉ gây ra vết thương và sự đau đớn tột độ cho các cô gái mà còn có thể dẫn đến mất máu, hôn mê, thậm chí là tử vong.

eed1345960c5d5184bd5c89e067a648b

Khởi tố

Tháng ba năm nay, chính phủ Kenia đã mở một phiên tòa đặc biệt, cho đến nay đã tiến hành điều tra vụ án thực hiện nghi lễ của 50 cô gái.

0b58655ad08a54b8a67c96d36691156e

Liệu có thể thay đổi?

Chính phủ Kenia tin rằng những biện pháp mạnh tay có thể chấm dứt tập tục này. Nhưng chính phủ cũng rất lo lắng vì phong tục lâu đời này đã bám rễ từ lâu, sự ngăn cấm của pháp luật liệu có thể mang đến thay đổi thật sự.

cbeffa13783f4ab253dd02c5c6b321da

Khó có thể thực hiện

Người phụ trách tòa án đặc biệt của Kenia, bà Christine Nanjala cho biết: “Chúng tôi đáng gặp phải thách thức rất lớn. Các bạn có thể thấy ở một số nới, phong tục này vẫn được người dân vô cùng coi trọng, vì thế, nếu ai đó nhìn thấy nghi thức này vẫn được thực hiện thì anh ta chắc chắn sẽ lựa chọn sự im lặng, vì nếu anh ta báo với chính phủ thì có thể sẽ bị trả thù.”

5ebb95c102f3f425be52120d7e6b1dd8

Lạc quan

Mặc dù khó khăn trùng trùng, nhưng bà Nanjala vẫn thể hiện sự lạc quan vào tương lai, tin rằng  mọt ngày nào đó, tập tục này sẽ bị xóa bỏ. Bà Nanjala nói: “Không phải ngay ngày mai, nhưng nhất định sẽ có ngày kết thúc. Nói cho cùng, nếu không có hi vọng thì tất cả cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa.”

8ba1e94e74c864362ae0ad6bef753db8

Khó khăn

Cuộc sống của người dân bản địa vô cùng khổ cực

96fd8974b63f24a279633c66e020dd28

Con đường dài phía trước

Con đường đấu tranh với tập tục hà khắc vẫn còn dài, vẫn còn rất nhiều việc phải thực hiện.

thu trang

Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét