Ngỡ ngàng với loài cây nhảy múa và hoa xác chết

Đó chỉ là một trong những loài cây "độc" trong bộ sưu tập những loài cây kì lạ nhất hành tinh.

1. Welwitschia mirabilis: Loài cây có sức chịu đựng tốt nhất

loai-cay- vn

Loài cây này không có vẻ bề ngoài lung linh, nhưng nó vẫn rất đặc biệt. Cây Welwitschia chỉ có hai lá, thân cây, cùng với rễ. Thân cây phát triển chiều rộng hơn là chiều cao, nó có thể cao đến 2m và rộng đến 8m. Ngược lại, lá của nó sẽ không ngừng phát triển. Tuổi thọ của cây được ước tính từ 400 đến 1500 năm. Nó có thể sống 5 năm mà không cần mưa. Loài cây này có vị rất ngon dù ăn sống hay nướng lên, đó là lý do mà nó có một cái tên khác nữa là Onyanga, có nghĩa là hành tây của sa mạc. 
 
2. Dionaea muscipula: Cây bắt ruồi

loai-cay- vn.jpg 2

Cây bắt ruổi là loài nổi tiếng nhất trong số các loài cây ăn thịt do tính năng động và hiệu quả của nó. Hai lá bản lề của nó được bao phủ bởi lớp lông mịn cực nhạy cảm, có thể phát hiện nhanh chóng bất kể thứ gì chạm vào nó từ kiến cho đến nhện. Sau đó, nó sẽ kích hoạt các sợ lông và ngay lấp tức cái bẫy sẽ đóng lại.
 
3. Rafflesia arnoldii:Loài hoa lớn nhất

loai-cay- vn.jpg 3

Có một loài thực vật quý hiếm mà bạn không bao giờ mong nó phát triển xung quanh nơi bạn sinh sống, nó chính là loài hoa lớn nhất thế giới. Loài hoa này có hình dáng vô cùng kì lạ, là loài cực kì quý hiếm mặc dù trông nó không đẹp và có màu gỉ sắt.

Rafflesia Arnoldii thuộc họ Euphorbiaceae, là loài có kích thước bông hoa lớn nhất thế giới. Nó có đường kính gần 1m và riêng bông hoa nặng 6 đến 11kg. Dù nó đặc biệt như vậy nhưng bạn sẽ không muốn lại gần nó đâu, vì loại hoa này sở hữu mùi hương rất khó chịu, gần giống mùi thịt thối. Đó là lý do loài cây này còn có thể gọi là Cây xác chết ở một số vùng Indonesia, nơi nó bắt nguồn.

Hoa của nó chỉ nở trong vòng 3 ngày đến một tuần. Mùi hương ghê rợn của nó thu hút côn trùng đến để giúp hoa thụ phấn. Nhưng tỉ lệ thành công chỉ từ 10-20% mà thôi. Nếu may mắn thì trong 9 tháng nữa nó mới nở hoa.
 
4. Desmodium gyrans: Loài cây nhảy múa

loai-cay- vn.jpg 5

Darwin từng gọi loài cây này là Hedysarum, trong khi những nhà thực vật học hiện đại lại đặt tên nó là Desmodium Gyrans hay Codariocalyx Motorius. Tuy nhiên, cái tên thường được biết đến lại là Cây nhảy múa, hay Cây ra hiệu do khi những chiếc lá chuyển động, trông nó sẽ giống như người đang ra tín hiệu bằng cờ. Loài cây này rất dễ trồng, nó dễ dàng “nhảy múa” vui vẻ bên một bậu cửa đầy nắng và chỉ cần tưới nước khi đất khô.
 
5. Amorphophallus titanum: Hoa xác chết

loai-cay- vn.jpg 6

Loài cây này cao hơn cả một người trưởng thành, có mùi hôi thối và có màu đỏ tía, chẳng khác nào miếng thịt thối rữa. Tuy nhiên, loại cây có nguồn gốc ở Indonesia này lại rất quý hiếm. Nó được thụ phấn bởi các loài côn trùng yêu thích mùi hương này, và là loại cây có cụm hoa lớn nhất thế giới.
 
6. Baobab: Loài cây có hình cái lọ

loai-cay- vn.jpg 7

Baobab là tên một chi chứa tám loài cây, có nguồn gốc từ Madagascar, lục địa châu Phi và Úc. Không chỉ có vẻ bề ngoài giống cái lọ mà chức năng của nó cũng giống cái lọ đựng nước khi trong thân cây thường lưu trữ 300l nước. Đó là lý do nó thường sống trên 500 năm.

7. Dracaena cinnabari: Cây Máu Rồng

loai-cay- vn.jpg 9

Dracaena cinnabari là loài cây thuộc loài cây Rồng của quần đảo Socotra. Nó cũng được biết đến với tên cây Máu Rồng hay cây Rồng Socotra. Nó là một trong số những cây nổi bật nhất trong số các loài thực vật của Socotra với hình dáng cái ô trông rất lạ. Nó được mô tả chính thực lần đầu bởi Isaac Bayley Balfour vào năm 1882. Ta có thể thấy biểu tượng thu nhỏ của loài cây này là biểu tượng Networks trong Windows. Nhựa cây của nó được tương truyền là máu của con rồng thời xưa, nó được sử dụng như một loại thuốc và chất nhuộm.
 
8. Selaginella lepidophylla: Cây Hồi Sinh

loai-cay- vn.jpg 10

Còn được biết đến như loài hoa hồng của Jericho, Selaginella Lepidophylla là một loài cây sinh sống ở sa mạc, được biết đến với khả năng tồn tại mà không cần nước. Trong suốt thời kì hanh khô, thân của nó sẽ cuộn lại trong như một quả bón và không mở ra cho đến khi tiếp xúc với độ ẩm. Nó có nguồn gốc ở sa mạc Chihuahuan.

Theo Trí thức trẻ

Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét