Hiện tượng “bom mưa” gây ra bởi bão xoáy hút không khí từ trên cao xuống, tạo ra luồng gió lao xuống bề mặt đất hoặc mặt nước với vận tốc có thể đạt tới 170mph.
Sức tấn công và phá hủy của nó đủ để quật ngã bất cứ cây cổ thụ hay công trình kiến trúc kiên cố nào.
Nếu quan sát từ xa, bạn sẽ thấy nó giống như bầu trời mở một cái van khổng lồ cho nước thoát ra vậy. Do đó, sức tàn phá của chúng lớn gấp nhiều lần những trận mưa đá hay mưa a-xít.
Theo tổ chức Hiệp hội khí tượng Mỹ (American Meteorological Society) hiện tượng này có thể bao phủ một khu vực rộng tầm 4km2 với tốc độ gió cực đại trong 2-5 phút cuối.
Hơn nữa, nó có thể tạo ra lượng mưa đáng kể tại bề mặt, do mặt đất ấm hơn bề mặt của luồng gió. Nó thực sự giống với một cái van khổng lồ trút đang trút nước vậy!
Vậy tại sao lại có hiện tượng kỳ lạ này?
Các nhà khí tượng đã chia hiện tượng này thành 3 giai đoạn, và sau đây là quá trình hình thành “bom mưa”.
1. Trạng thái tiếp xúc
Ở trạng thái này, gia tốc thông gió đạt cực đại trong ít phút và xuống tới mặt đất. Khi đó một cơn gió “giáng” từ trên cao sẽ lao thẳng xuống mặt đất và nhanh chóng đạt vận tốc tối đa.
2. Trạng thái bùng nổ
Tiếp đó, gió “xoáy” khi không khí lạnh của đám mây giáng di chuyển tới điểm va chạm với mặt đất. Do chạm phải mặt đất, nên gió sẽ nhanh chóng tản ra 2 bên.
3. Trạng thái đệm
Ở trạng thái này gió xoáy tiếp tục tăng gia tốc, đồng thời gió tại bề mặt chậm dần do ma sát.
Quá trình “tản” ra của gió xoáy vẫn tiếp tục, đồng thời gia tốc cũng giảm đi rất nhiều. Đây là thời điểm kỳ vĩ nhất của hiện tượng.
Mặc dù âm thanh nghe có chút thú vị, nhưng đây không phải là hiện tượng dễ chịu. Nó giống như bầu trời quyết định trút tất cả nước trong một lần. Và “vòi nước” sẽ mở đến khi phá hủy hết mọi thứ bên dưới.
Theo Trí Thức Trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét