Thầy giáo Vương Tư Tuấn nhận ra rằng hình phạt trước đây khi cho sinh viên chép phạt 1.000 từ tiếng Anh thật sự không hiệu quả, bởi nó chỉ giúp các em học từ chứ không mang tính răn đe, trừng phạt. Thế nên, thầy Vương Tư Tuấn sau chuyến đi đến Tây An đã nghĩ ra hình phạt chép 1.000 chữ “biang” (tên một loại mì thời nhà Hán), gồm… 56 nét, và chỉ được gói gọn trong kích thước bằng móng tay.
“Biang” – tên một loại mì thời Hán – là từ tượng thanh với cách viết phức tạp gồm 56 nét. (Nguồn: Interrnet)
Hình phạt này không chỉ thể hiện sự nghiêm túc trong việc nhận lỗi mà còn mang đậm bản sắc Trung Hoa. “Tôi nghĩ từ này rất giàu ý nghĩa văn hóa, thú vị hơn các từ tiếng Anh”, thầy giáo nói thêm.
Chân dung thầy giáo Vương Tử Tuấn - người đã áp dụng hình phạt rất đặc biệt cho các sinh viên đi trễ. (Nguồn: Internet)
Đến nay đã có hai sinh viên nhận hình phạt này. Trong đó, một người sau khi chép phạt 200 lần đã xin thầy giáo giảm bớt vì quá mệt mỏi. “Tôi nghĩ thầy nói đùa. Vì từ này phức tạp, tôi chép chúng rất vất vả. Sau 200 lần, tôi không thể chép nổi nữa”, nữ sinh nhận hình phạt phát biểu.
Sự thú vị của hình phạt. (Nguồn: Internet)
Sinh viên còn lại tên Châu Phong cũng phân trần việc mình phải lâm vào tình cảnh “dở khóc dở cười” này. Trong hơn ha năm học đại học, cậu chưa từng đi muộn lần nào, nhưng vào cái ngày có tiết học sớm của thầy Vương, Châu Phong đã ngủ quên và phải nhận hình phạt.
Tuy vậy, cậu cảm thấy việc chép phạt 1.000 lần chữ “biang” có vẻ nhàm chán nên đã xin thầy giáo cho đổi hình phạt thành vẽ 100 hình tượng đội quân đất nung.
Một sinh viên đã phải “cải tiến” hình phạt bằng việc vẽ đội quân đất nung thời Tần Thủy Hoàng. (Nguồn: Internet)
Sau khi mất thời gian để hoàn thành hình phạt này, cả hai chắc chắn sẽ không dám tái phạm việc đi học muộn.
Theo SKCĐ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét