Cô gái Uttara Huddar là một trong những trường hợp kì lạ; khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác vì sao cô bỗng dưng nói được tiếng Belgan – ngôn ngữ của 150 năm trước.
Trong những năm 1970, nhà nghiên cứu những trường hợp đầu thai nổi tiếng Ian Stevenson đã gặp trường hợp một người phụ nữ có thể nói trôi chảy một dạng ngôn ngữ Bengal của khoảng 150 năm trước đây.
Theo giáo sư Bengali P.Pal, tiếng Bengal hiện đại có khoảng 20% từ vay mượn từ tiếng Anh, nhưng người phụ nữ này đã có cuộc trò chuyện dài với ông mà không sử dụng một từ tiếng Anh nào.
Mặt khác, cô đã sử dụng nhiều từ tiếng Phạn, thứ tiếng giống như tiếng Bengal được sử dụng trong khoảng năm 1810-1830, trùng với khoảng thời gian giả định của cô ấy trong kiếp trước.
Cô gái kì lạ bỗng dưng nói được ngôn ngữ của 150 trước
Cô nói hoàn toàn trôi chảy như thể cô đã được nuôi dưỡng ở phía Tây Bengal, một vùng lưu giữ rất nhiều ký ức của cô, mặc dù cô chưa từng ở đó. Cô sinh ra và lớn lên ở Nagpur, Ấn Độ, nói tiếng Marathi, cũng như một chút tiếng Hindi và tiếng Anh.
Người phụ nữ này tên là Uttara Huddar. Đến năm 32 tuổi, bỗng dưng một nhân cách mới trong cô hình thành. Cô tự xưng mình là Sharada. Cô đã lấy bằng thạc sĩ tiếng Anh và bằng quản lý công; đồng thời là một giảng viên tại Đại học Nagpur cho đến khi cô bắt đầu chia sẻ cơ thể mình với cái tạm gọi là một người phụ nữ ly thể.
Sharada với nhân cách mới này, không thể nói và hiểu bất kỳ ngôn ngữ nào mà Huddar đã từng sử dụng. Sharada đã không thể nhận ra gia đình hoặc bạn bè của Huddar và cô gặp trở ngại với những công cụ của thời đại sau cách mạng công nghiệp. Gia đình Huddar đã không hề biết gì về Bengal và họ cũng không quen với các món ăn dân tộc và những thứ khác mà Sharada mong muốn.
Stevenson và đồng nghiệp đã dành vài tuần điều tra câu chuyện của cô. Họ đã kiểm tra nơi cô nhớ ở Bengal (một số nơi bây giờ là Bangladesh). Sự miêu tả của cô ấy là chính xác về khoảng cách giữa các nơi, bố trí địa lý…
Sharada là một nhân cách ly thể
Cô đã đưa cho họ tên đầy đủ của các thành viên trong gia đình trước kia của cô, bao gồm cả tên cha cô, Brajanath Chattopaydhaya. Khi Stevenson tìm thấy bảng phả hệ của gia đình Chattopaydhaya sống trong khu vực mà Sharada mô tả là nhà, ông phát hiện ra Sharada đã kể chính xác tên và mô tả mối quan hệ của cô với năm thành viên còn lại trong gia đình, bao gồm cả cha và ông nội của cô.
Theo mô tả của Sharada, các thành viên gia đình này đã sống trong khoảng thời gian thế kỷ 19. “Bảng phả hệ độc chỉ có tên những thành viên nam. Vì tên của tất cả phụ nữ đều không xuất hiện trên đó, nên chúng tôi không thể nói rằng chúng tôi đã chứng minh được sự tồn tại của một người tương ứng với những gì Sharada nói.
Tuy nhiên, thông tin về các thành viên trong gia phả và mối quan hệ của các thành viên nam trong gia đình dường như vượt quá sự trùng hợp”, Stevenson đã viết trong một bài báo đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Nghiên cứu Tâm lý Mỹ trong tháng 7 năm 1980 có tiêu đề “Báo cáo sơ bộ về một trường hợp bất thường kiểu luân hồi Xenoglossy”.
Khi còn là một đứa trẻ, Huddar vô cùng sợ rắn, cô bị ám ảnh bởi loài rắn. Mẹ cô cho biết, khi mang thai Huddar, bà đã mơ một giấc mơ nhiều lần, trong giấc mơ bà bị cắn bởi một con rắn.
Sharada nhớ lại rằng, cô đã mang thai 7 tháng và đang hái hoa thì bị một con rắn cắn vào ngón chân. Sau đó, cô trở thành vô thức, mặc dù cô không nói rõ là cô đã chết. Lúc đó, cô ấy mới 22 tuổi và “dường như cô không có ý thức rằng thời gian đã trôi qua”, Stevenson nói.
Sharada sẽ chiếm cơ thể Huddar vài ngày hoặc vài tuần tại một thời điểm và gia đình của Huddar bắt đầu nhận thấy rằng những giai đoạn này tương ứng với các giai đoạn nhất định của mặt trăng. Cả hai người họ đều không hề nhớ chút nào những hành động của người kia, dẫn đến việc Stevenson kết luận rằng có lẽ nó giống một trạng thái chiếm hữu thể xác hơn là luân hồi.
Ông viết: “Điều này cho thấy Sharada là một nhân cách ly thể, có nghĩa là cô tồn tại như phần còn sót lại của một người thực sự đã sống và chết trong những năm đầu của thế kỷ 19 và là người mà gần 150 năm sau đó, đã chế ngự và kiểm soát cơ thể của Uttara”.
Theo Giadinhonline
0 nhận xét:
Đăng nhận xét