Chuyện lạ có thật: Thu nhập gần 300 triệu đồng/năm nhờ việc bán… phân

( ) - Bạn có tin rằng phân cũng là một trong những thứ thuốc rất giá trị, thậm chí bạn có thể giàu bằng cách bán phân?

Công ty Mỹ, OpenBiome, đã phát triển phương pháp ứng dụng phân trong trị bệnh, biến chất thải của những người cực kỳ khỏe mạnh thành “thuốc” chữa bệnh. Điều này nhằm chế một loại thuốc chữa cho bệnh nhân bị tiêu chảy do vi khuẩn có tên là Clostridium difficile gây ra.

chuyen la  vn

Trên thực tế, vi khuẩn trong cơ thể chúng ta đều tốt. Ngay từ khi mới sinh ra, cơ thể con người đã tồn tại khoảng 200 loài vi sinh vật, nhưng chúng hoàn toàn có lợi cho con người. Chúng giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tật và sản xuất ra các vitamin đồng thời còn có tác dụng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Xem thêm: Choáng váng với nghệ thuật “tàng hình” đẳng cấp của… mèo

Tuy nhiên, cơ thể vẫn có thể nhiễm các bệnh do các yếu tố bên ngoài tấn công. Phương pháp hiệu quả nhất trong trường hợp này chính là dùng thuốc kháng sinh.

chuyen la  vn1

Clostridium difficile là một loại vi khuẩn có thể trị bằng thuốc kháng sinh. Nó có thể gây bệnh viêm, đau bụng, tiêu chảy ra máu, sốt và viêm đường ruột.

Xem thêm clip: Làm giàu bằng việc bán… phân

Mỗi năm, nước Mỹ có hơn 250.000 người chết và 14.000 trường hợp mắc chứng rối loạn này. Vì vậy, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu để tìm cách chữa căn bệnh này trong đó có liệu pháp chữa bệnh bằng phân. Đây thực sự là chuyện lạ với không ít người.

chuyen la  vn2

Phân sẽ được lấy từ những người khỏe mạnh hiến tặng để có thể thu được vi khuẩn mạnh nhất. Sau đó, nó sẽ được chế biến thành viên nang giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Xem thêm: 10 cuộc hôn nhân kỳ lạ nhất thế giới

Công ty Openbiome đã thu thập phân của những người khỏe mạnh đã qua xét nghiệm và thử máu. Thậm chí, bạn có quyền bán phân với giá 40 USD/lần (900.000 VNĐ/lần). Nếu bán 5 lần/tuần, bạn sẽ được nhận thêm số tiền 50 USD/tuần. Điều này có nghĩa là số doanh thu 1 tuần sẽ là 250 USD/tuần. Nếu tính 1 năm số tiền đó sẽ khoảng 13.000 USD (tương đương với gần 300 triệu VNĐ/năm).

(Nguồn: Post)

An Nhiên/ Theo Một Thế Giới

Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét