Những chàng trai không hiểu chuyện gì xảy ra cho đến khi bị bắt cóc mang đến một lễ cưới và bắt buộc làm kết hôn với một cô dâu mà mình chưa từng quen biết.
Câu chuyện bất ngờ xảy đến với chàng trai người Ấn Độ tên là Sonu Kumar khi anh đang tận hưởng kỳ nghỉ phép. Khi Kumar đang mua vé tàu ở một nhà ga tại bang Bihar (Ấn Độ) thì bất ngờ có một nhóm 4 người đàn ông đeo mặt nạ bất ngờ đến bao vây anh, đẩy anh bước vào một chiếc xe gần đó, rồi chở anh đến một nơi lạ lẫm.
Không hiểu chuyện gì xảy ra, Kumar vẫn nghĩ là bọn bắt cóc sẽ tống tiền anh nhưng thay vào đó, chúng đưa anh đến một ngôi nhà ở làng Saharsa, buộc anh phải làm đám cưới với một cô gái mà anh không hề quen biết đã được trang điểm sẵn và đang ngồi chờ anh đến.
Không còn lựa chọn nào khác, Kumar buộc phải tiến hành đám cưới với cô gái lạ này. “Một khi nghi lễ kết thúc thì gia đình cô dâu tin chắc là bạn sẽ không thể phản bội họ”, Kumar chia sẻ về cuộc hôn nhân ác mộng trên đài Al Jazeera đầu năm 2014.
Poster một bộ phim về tục “cướp chồng” ở Ấn Độ. Ảnh minh họa.
Tục cướp rể trở nên phổ biến ở nhiều địa phương tại Ấn Độ như bang Bihar và bang Uttar Pradesh. Tuy nhiên, những cuộc hôn nhân như vậy thường là sẽ không có một kết thúc đẹp. Điển hình là trường hợp của Dharmendra Kumar, 16 tuổi, bị bắt cóc vào ngày 26/12/2013 sau khi đi nhậu cùng người thân. “Những kẻ lạ mặt khống chế tôi, chĩa súng vào ngực tôi rồi đẩy tôi lên một chiếc xe jeep”, Kumar kể trên trang IBTimes.
Theo lời kể của Kumar, chúng chở anh đến một ngôi làng cách đó khoảng 60 km rồi giới thiệu anh với một cô gái. “Họ buộc tôi ngủ với cô ấy rồi tổ chức đám cưới sau 6 ngày. Một số người dự đám cưới thậm chí còn mang cả súng”, Kumar nói.
Tuy nhiên, Kumar không có cuộc sống hạnh phúc với cô dâu mới. Bố, mẹ cậu rất giận dữ vì chuyện này nên họ đã yêu cầu cảnh sát can thiệp. Kết quả là những kẻ trực tiếp bắt cóc Kumar bị tống giam, đám cưới bị hủy bỏ.
Neeraj may mắn thoát được trước khi đám cưới diễn ra. Ảnh: The Times.
Câu chuyện của Neeraj, 36 tuổi, cũng là một ví dụ điển hình. Anh cũng quyết định không kéo dài cuộc hôn nhân cưỡng ép này. Sau khi bị bắt cóc vào tháng 7/2013, Neeraj nhanh chóng được thả vì anh đã giả hứa hẹn với nhà gái rằng anh sẽ về nhà để bàn chuyện cưới xin chính thức với bố mẹ. Sau một thời gian, Neeraj vẫn giữ liên hệ với cô gái. “Cô ấy rất thông minh, tôi cũng quý mến cô ấy, nhưng tôi không muốn một đám cưới bị ép buộc như vậy”, Neeraj giải thích.
Bên cạnh những cuộc hôn nhân đổ vỡ, thì vẫn có những cặp đôi đã chấp nhận nhau và sống với nhau hạnh phúc. Manoj Shah bị buộc phải kết hôn với người vợ Ganga Devi cách đây 20 năm. Lúc đó, Brahmanand Jha 47 tuổi, bị bắt cóc và ép buộc kết hôn với người vợ Munni Devi. Họ đã sống cùng nhau ở quận Purnia, bang Bihar hơn 25 năm, hiện tại họ đã có 5 người con.
“Sau một thời gian dài rất căm hận, cuối cùng thì bố mẹ chồng cũng chấp nhận và yêu thương tôi. Chúng tôi đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống”, Munni Devi nói.
Anh Manoj Shah bị bắt cóc và ép buộc phải kết hôn với người vợ (trái). Họ chung sống với nhau đã hơn 20 năm. Ảnh: Al Jazeera.
“Hồi đó, khi nhìn thấy cô dâu là tôi đã có cảm tình với cô ấy ngay. Bây giờ tôi đã là bố của 5 người con, tôi đã gả được con gái lớn và lo cho những đứa còn lại đến trường đầy đủ. Vợ đã giúp tôi hoàn thành những mục tiêu trong cuộc đời”, anh Shah chia sẻ.
Được biết, nguyên nhân chính của việc “bắt rể” là do bố, mẹ cô dâu không đủ khả năng tài chính để trang trải mức hồi môn mà nhà chú rể đưa ra. Tiền hồi môn sẽ càng đắt đỏ nếu gia đình chú rể thuộc đẳng cấp xã hội cao. Mức hồi môn để kết hôn với một bác sĩ là con trai trong một gia đình giàu có lên đến 400.000 rupee (hơn 6.300 USD). Do vậy, những gia đình nhà gái không dư dả tiền bạc đành phải sử dụng biện pháp cuối cùng: bắt cóc người đàn ông họ ưng ý và ép buộc anh ta kết hôn cùng con mình.
Theo Nguoiduatin
0 nhận xét:
Đăng nhận xét